Bố mẹ đã bao giờ quan tâm tới cảm xúc của con chưa?




Sẽ như thế nào nếu như vừa tỉnh dậy bạn đã nhận được và nghe được một số lời này từ bố mẹ mình?

Mày là óc động vật hay óc người?

Nhờ mày làm gì cũng khó. Tao là ABC với mày mà mày có thái độ như thế với tao ?

Tao làm là vì ai? Vì gia đình này và là vì mày đấyyyyy...

....


*Cười chừ*


Cuộc sống này cũng quá đặc biệt đối với mình rồi. 


Mình từng nói :


"Gia đình là nơi mình luôn mong muốn trở về, là một mái ấm tình thương và hạnh phúc" và mình cũng quên chưa nói một lời này nữa:

Nếu như áp lực gia đình mà bạn không chịu được thì đừng nói đến áp lực xã hội

Hài hước nhỉ?


Mình tự hỏi: 


"Tại sao tôi lại phải chịu những áp lực này?"


"Tôi có làm gì sai à?"


"Tôi nghĩ đến họ, liệu họ có nghĩ đến tôi không?"


"Họ muốn tôi làm ABC nhưng có chắc họ quan tâm đến cảm xúc của tôi không?"


Câu hỏi chỉ mang tính hỏi cho có thôi, cũng không ai dám đứng lên và chắc chắn để trả lời câu hỏi này cả. Vì đơn giản là "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Không ai giống ai và không ai là không có nỗi khổ riêng.


Ngày hôm nay, mình lại tiếp tục một áp lực, một áp lực mà mình không hề muốn có và không muốn nhận nhận nó một tí nào. Thật sự là như vậy.


Mình sẽ nói cho bạn nghe nhiều hơn về gia đình mình. Vẫn là câu nói đó, cảm xúc mà, đâu chỉ có cảm xúc vui và hạnh phúc, nó phải có cả những yếu tố ngược lại mới làm nên cảm xúc đích thực và cuộc sống này. Ai sung sướng quá cũng khổ, ai đau khổ quá thì còn khổ hơn và quan trọng là:


Giàu chưa chắc là sướng, nhưng nghèo thì chắc chắn khổ. 


Mình đã nghe câu nói này từ rất nhiều người.


Gia đình mình kể ra thì cũng may mắn hơn gia đình người khác là ở chỗ bố mẹ hòa thuận, con cái ngoan ngoãn nhưng có một vấn đề là nó "không cân bằng". Mẹ là người đi làm, kiếm tiền chính để nuôi gia đình, đương nhiên bố cũng như vậy nhưng bố thì không được như mẹ. Cả hai chỉ biết đi làm kiến tiền và nuôi con cái, họ chỉ biết như vậy...


Cảm xúc của con cái thì rất ít khi chia sẻ và thậm trí là mẹ mình còn không quan tâm. Chỉ có bố là nhiều. Nhưng đàn ông mà, họ có lòng tự trọng rất cao và khi chạm đến rồi thì họ sẽ nổi điên và cáu gắt, thậm trí một số trường hợp còn động tay động chân. 


Hồi mình học lớp 12, khi học tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" mình không thể hiểu nổi là tại sao cô giáo mình phân tích là người chồng rất yêu vợ nhưng vì quá khổ và quá tuyệt vọng nên mới rượu chè và đánh vợ, đánh con cái. Người vợ cũng vì quá thương con, thương chồng nên khi bị chồng đánh đập cũng không phản kháng gì, thậm chí là cắn răng chịu đựng và còn xin đánh ở trên bờ để con không nhìn thấy. 


Tại sao người phụ nữ họ lại có thể cao cả như thế nhỉ? 


Tại sao người đàn ông họ lại ích kỷ và vô lại như thế? 


Họ không còn cách nào khác để làm cuộc sống tốt đẹp hơn sao?


Nhắc về mấy câu chuyện và tác phẩm bi đát, những thân phận đáng thương, thấp kém trong cuộc sống này thì nhiều lắm, kể đến bao giờ cho hết. Cái mình quan tâm và muốn hỏi ở đây là:


Xã hội đã biến họ thành người như vậy? 


Hay là họ phải cố tự biến mình trong cuộc sống để thích nghi với nó? 


Rốt cuộc là ai đang làm chủ ai, ai phụ thuộc ai?


Từ bé đến khi lớn lên, mình may mắn là được bố mẹ nuôi nấng, cho ăn học đàng hoàng. Mình nói không phải là tự tin thái quá hay là tự tâng bốc bản thân, nhưng mình khẳng định là nhiều người muốn được như mình còn không được. 


Mình nhận thức được việc tự chủ cuộc sống rất sớm, mình đã có ý định sống độc thân khi mình học lớp 9, mình quan điểm rằng:


Sống thế nào cũng được, miễn là không phạm pháp, không làm đau khổ người khác và bản thân được vui vẻ, tự do, tự tại, đi khắp nơi và hòa mình vào thế giới rộng lớn đầy những niềm vui và những sóng âm của sự hạnh phúc. 


Nó là ước mơ cao cả của mình và mình vẫn đang cố gắng thực hiện nó, biến nó thành ước mơ có thể thực hiện được.


Sống dưới vòng tay của bố mẹ, họ luôn muốn mình phải theo ý của họ, không cho mình phản kháng hay là nói thêm bất cứ điều gì sau khi họ đưa ra quyết định. Ai lại muốn con mình khổ, áp lực đúng không? Điều này lại vô tình làm cho mình cảm thấy càng áp lực hơn nữa. Bạn có hiểu cảm giác của mình không?


Khi bạn tự chủ được cuộc sống thì những ngày tháng sau mới là cuộc sống của chính bạn, khi bạn còn phụ thuộc, còn nương nhờ, còn ABC mà sự trợ giúp là một ai đó không nhất thiết là bố mẹ, gia đình mình, thì bạn không thể mơ đến hai từ "tự do". 


Nói có vẻ nặng và tiêu cực nhưng nó thực sự là như vậy đấy, nó chính là tự do. Cảm giác tự sắm cho mình một món đồ, tự làm cho mình một món ăn đơn giản, có tài chính,... nó tuyệt vời lắm bạn ạ. 


Quay lại với câu chuyện ngày hôm nay, mình buồn và cảm thấy vô cùng buồn là khi mới sáng sớm ngủ dậy đã bị bố gọi lại ngồi nói chuyện, bị mẹ mắng nhiếc và nói nặng lời chỉ vì một lí do nhỏ nhặt là mẹ với mình không hiểu nhau (gọi cách khác là xung đột về cách suy nghĩ). Không ai muốn nghe những lời đó và mình cũng vậy. Mình không kể chi tiết ra đâu, vì kể thì nó giải quyết được gì, chỉ làm mình thấy mệt mỏi hơn thôi. 


Mình chỉ muốn bố mẹ quan tâm đến cảm xúc của mình nhiều hơn. 


Đồng ý là mình đang phụ thuộc họ, mình chưa tự nuôi sống được chính mình, mình phải làm một cái gì đó để trả ơn cho họ. Nhưng làm như thế nào nếu như thời gian của mình mà mình còn không quản lí và quyết định được? Mình là con người luôn đặt kế hoạch rất chi tiết, cụ thể trước khi làm một công việc gì đó. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như không có việc bất ngờ phát sinh. 


Bạn biết cảm giác khi mà định làm việc gì đó, làm đến nửa chừng thì bị một ai đó kêu gào bắt phải làm một công việc khác, việc bình thường hoặc đơn giản nhưng vẫn bị gọi tên. Việc mà người nào đó không làm được và gọi mình theo một cái giọng "ra lệnh" chứ không phải "nhờ vả" gì. Có một câu nói:


Muốn người khác quan tâm đến cảm xúc của mình thì trước hết phải quan tâm đến người khác trước


Mình lại đặt ra một câu hỏi ngược:


Mình quan tâm đến họ, liệu họ có làm điều tương tự với mình không?


Đây sẽ là mũi tên một chiều hay hai chiều?


Đến áp lực gia đình còn không chịu được thì đừng nói đến áp lực xã hội


Mình thực sự mong muốn và hy vọng gia đình mình sẽ hiểu được mình hơn, mình muốn họ quan tâm đến cảm xúc của con cái, một chút thôi cũng được. Và mong họ đừng "nặng lời" hay buông lời làm tổn thương hay so sánh mình với bất kỳ ai nữa. Mình muốn bản thân mạnh mẽ hơn, chịu đựng tốt hơn và sớm làm chủ được cuộc sống của chính mình, không phụ thuộc ai.


Mình muốn được làm chủ cuộc sống của chính mình !


Mình luôn khao khát sự hạnh phúc.


...

You Might Also Like

0 nhận xét