LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỔI BAY TRÌ HOÃN
Xung quanh chúng ta có rất nhiều người trì hoãn. Bản thân Thanh cũng đã từng như vậy. Hôm nay Thanh sẽ chia sẻ một vài kỹ thuật của NPL và bản thân mình đã ứng dụng thành công.
Hello, xin chào bạn !
Chào mừng bạn đã đến với :" Blog tôi viết, tôi tâm sự"
Mình là Thanh Lê tác giả của blog này.
Cũng được một thời gian khá khá lâu mình không có hoàn thành và up bài lên trang blog như đúng lịch vì mình bận thi trong mùa dịch COVID này. Nó khó khăn và mình cũng gặp một số vấn đề cá nhân khác nên thỉnh thoảng up được, lúc lại không. Chung quy lại thì mình hiện tại vẫn đang ngồi đây và hoàn thành tiếp công việc của bản thân có phải không nào.
Mình đã thi xong, nộp bài xong và hiện tại thì lại có toàn thời gian rảnh cho bản thân học tập và khám phá những điều tốt đẹp mới. Và mình yêu cuộc sống này...
Hôm trước mình có nhận được một câu hỏi từ một em học sinh khóa trước, em ý có hỏi là:
Chị ơi, làm thế nào để thổi bay trì hoãn ạ?
Và chính vì thế nên mình đã viết bài ngày hôm nay.
Lúc lên kế hoạch viết về chủ đề này thì mình có sương sương 3 mục. Hôm nay sẽ là mục đầu tiên và quan trọng nhất để hiểu hơn về trì hoãn. Yên tâm đi, bạn sẽ không bị mất thời gian vô ích khi đọc nó đâu. Cùng bắt đầu nhé!
1. NGUỒN GỐC CỦA CĂN BỆNH TRÌ HOÃN
Từ trước đến nay, rất nhiều người đã trì hoãn. Và khi nó đã thành nếp rồi chúng ta mới nhận ra nó. Còn ngay từ những dấu hiệu đầu tiên chúng ta không bao giờ xem lại.
Chúng ta sẽ nói đến nguồn gốc đầu tiên của căn bệnh này. Con người có 2 loại bênh: tâm bệnh và thân bệnh. Và cả 2 loại bênh đó đều để lại dấu ấn trên cơ thể mình. Vậy bệnh trì hoãn cũng là 1 loại bệnh và bệnh này được gọi là bênh về tâm. Đay là căn bênh đầu tiên, là căn bệnh vĩ đại nhất và rất nhiều người bị. Một vài căn bệnh nữa về tâm như bệnh lo lắng, bệnh sợ hãi, bệnh mất tự tin, bệnh không kiểm soát được cảm xúc.. Vậy nếu ai đó nói rằng tôi chẳng có bệnh gì có lẽ cũng không cần đọc bài viếtnày. Nhưng ai mà chẳng có vấn đề gì đấy. Rất nhiều người không phát hiện ra mà thôi. Vậy hãy ngồi xuống và bắt mạch cho nhau nhé.
Bệnh đầu tiên và nặng nhất mà tất cả chúng ta đều mắc đó chính là bệnh trì hoãn. Thanh đã phải trì hoãn rất lâu mới tạo lập blog cá nhân, trì hoãn rất lâu để có những bài viết chia sẻ của bản thân. Cho đến ngày hôm nay thì thi thoảng vẫn gặp căn bệnh đó, nhưng đã ít hơn trước rất nhiều. Và hôm nay mình chia sẻ cho bạn một vài kỹ thuật để loại bỏ căn bệnh đó nhé.
2. MỘT SỐ KỸ THUẬT LOẠI BỎ TRÌ HOÃN
Việc đầu tiên để có thể loại bỏ căn bệnh này là đối diện với nó. Quay lại xem mình bắt đầu trì hoãn từ khi nào? Và bây giờ hãy liệt kê những việc bạn đã từng dịnh làm nhưng lại chưa làm. Ví dụ như:
Tôi định viết sách. Rất nhiều lần định viết rồi nhưng sau đó viết được 20 -30 trang xong dừng lại.
Rất nhiều người định học tiếng anh xong lại thôi.
Định viết thư cho mẹ xong lại thôi.
Định xin lỗi ai đó xong lại không làm.
Vậy thì bây giờ chúng ta sẽ viết ít nhất khoảng 3 việc chúng ta đã từng rất khao khát nhưng lại thôi. Hãy chân thành với mình. Có nhiều bạn lười tập thể dục/ Lười đọc sách/ Lười tắm/ Lười dọn vệ sinh/ Lười dọn phòng ở của mình, cứ ở như cái ổ ấy.
Hãy viết ra 3 việc mình đã từng trì hoãn trong cuộc đời này nào.
Trước đây nói ra là ngại, xấu hổ, nhưng bây giờ nhận diện ra nó là bước đầu tiên để đánh bay nó. Mới sửa và lâu lâu bị trượt nhịp một chút không sao, quan trọng là nhận diện ra và quay lại. Đừng cứng nhắc chỉn chu quá tự gây áp lực cho mình.
Có rất nhiều thứ cơ thể lười. Ở đây Thanh chỉ muốn nói, nếu chúng ta đa hiểu về ý thức và tiềm thức thì ý thức - những điều chúng ta đã lập luận, logic được chỉ chiếm khoảng 10% thôi.
Tất cả những thứ trong cuộc đời này đều do các thói quen trong quá khứ mà ra. Có thể có một lần nào đấy chúng ta thấy rằng ăn xong mà nghỉ ngơi luôn không phải rửa bát thì cũng vui hơn. Sau đó thấy rằng cơ thể chúng ta, ý thức chiếm 10%, còn tiềm chức chiếm 90% nhưng nó mạnh gấp 10 triệu lần ý thức. Mà tiềm thức của chúng ta nó là những dấu ấn, những thói quen nó ở trong những tế bào này. Và tiềm thức chúng ta bảo vệ chúng ta an toàn, nó thích vui vẻ, thích được phục vụ. Tiềm thức là nơi chứa cảm xúc, nó chỉ tôn vinh bản thân thôi. Nó là nơi chứa những ký ức, những dấu ấn và lập trình cuộc đời chúng ta. Nhớ nhé, nó chứa thói quen, nó luôn bảo vệ chúng ta an toàn và nó luôn khiến chúng ta ở một vùng thoải mái.
Đọc lại bài tiềm thức ở đây.
Bao nhiêu trong số các bạn thấy rằng thời gan thoải mái nhất trong ngày là khi chúng ta tắm xong hít thở sâu một cái và lên giường duỗi chân duỗi tay ra?
Vậy thì tiềm thức nó thích cảm xúc đấy. Và trong rất nhiều năm, nhiều năm qua đi, hàng ngày hàng ngày cảm xúc đấy nó ăn sâu và nó trở thành nhịp điệu của cuộc sống. Nhịp điệu ấy sẽ đóng bê tông vào cuộc đời bạn. Và ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Mỗi người đều có một thói quen nhất định và ở tầng tiềm thức của chúng ta nó lập trình cuộc đời chúng ta. Nếu bạn không hành động khác đi thì quá khứ luôn lặp lại.
Vậy ngày hôm nay, Thanh chia sẻ với bạn rằng:
Nguồn gốc của bệnh trì hoãn là do những dấu ấn, những thói quen đã được lập trình, đổ bê tông.
Và ai cũng có một khao khát duy nhất đó là mỗi ngày đều được ngủ. Thời gian đi ngủ là thời gian chúng ta cảm thấy hạnh phúc, yêu thương và thoải mái nhất. Lúc nào chúng ta cũng thấy cái cảm xúc rất sung sướng. Cho nên con người có một xu hướng rất kinh khủng đó là xu thế lười vận động. Chúng ta rất thích một nơi nào đó được nằm thoải mái sõng xoài ra, hoặc chúng ta thích cảm giác an nhàn. Vui thú đi đâu làm gì cũng nhẹ nhàng. Chính những cảm xúc đó hình thành nên những thói quen , nó khiến cho chúng ta luôn luôn ở trong trạng thái chúng ta chỉ thích những cảm xúc đó thôi. Vậy nếu như chúng ta không chiến thắng được tiềm thức, không chiến thắng được những thói quen cũ, niềm tin cũ thì không bao giờ có thể loại bỏ được trì hoãn.
Chiến thắng bản thân là chiến thắng khó khăn nhất.
Bạn đợi ngày đẹp mới làm chuyện này chuyện kia và đợi đến khi mà ngày rộng tháng dài khi công việc bắt đầu bớt đi, khi bạn rảnh rỗi một chút bạn sẽ làm điều này điều kia. Nhưng đến đúng thời điểm đó nó lại bị vòng lặp đổ bê tông, lặp lại y nguyên việc cũ. Chúng ta lại bận thứ gì đó và không làm được việc muốn làm.
Và hôm nay chúng ta phải thừa nhận với nhau 1 việc là ai cũng có bệnh và bệnh đó cần phải chữa. Đối với mình, chiến thắng bản thân, chiến thắng sự lười biếng trong cơ thể mình là vấn đề sống còn, là vấn đề danh dự là vấn đề mình nhất định phải chiến dấu. Còn hôm nay bạn thấy bình thường thì Thanh xin lỗi, mình phải gọi nó là bệnh. Bệnh mà cố tình không chữa thì không có thứ gì có thể giúp bạn trong cuộc đời này đâu.
Nhớ nhé, nếu bạn thấy rằng đó là vấn đề bạn khao khát thay đổi thì lúc đấy bạn mới ra được quyết định. Nếu bạn thấy vấn đề trì hoãn khiến cho bạn cũng có vẻ bình thường, nó khiến bạn vẫn kiếm được tiền và cuộc sống vẫn tạm ổn chưa có vấn đề gì xảy ra cả thì lúc đó bạn vẫn chưa hành động.
Nếu bạn nhận ra rằng thời gian là món quà quý giá nhất mà bạn cần phải trân trọng.
Nếu bạn nhận ra một điều rằng đừng từ chối bản thân nữa, lẽ ra bạn phải thành công từ lâu rồi.
Nhưng vì trì hoãn. Hồi cấp 3 định đi nhảy một tý, định khiêu vũ một tý, ước gì mình có kỹ năng đấy… sau đó mình không học và mình đã không đạt được.
Đến bây giờ mình nhận ra là sau 20 năm từ cái thời bạn mơ ước là trở thành một người diễn thuyết giỏi.
Mơ ước hát một bài nào đó.
Mơ ước có kỹ năng nhảy hay làm bất kỳ thứ gì đó,….
Mình nói sau này mình lớn, mình có tiền mình sẽ đi học.
Nhưng rõ ràng không ai đi học cả.
Hãy nhớ một điều ngày hôm nay nếu bạn muốn thành công nhưng lại không muốn làm thì đó chính là mâu thuẫn lớn nhất của cuộc đời này. Chính mâu thuẫn nội tâm của chúng ta khiến chúng ta không làm được. Chúng ta luôn có 2 con người: một con người rất tích cực – một con người rất lười biếng, bảo thủ trì trệ. Và con người đấy chính là những thói quen, sự tiêu cực trong quá khứ. Khi chúng ta ra quyết định nào đó, 2 thằng đấy lúc nào cũng đánh nhau. Những thói quen, sự tiêu cực đã đóng bê tông mấy chục năm rồi, bây giờ tôi không thể một lúc mà gỡ bỏ giúp bạn được. Còn phải học lâu lắm. Không phải 1 năm, có người còn 10 năm, 15 năm có khi còn chưa gỡ được một thói quen luôn.
Quy luật hình thành một thói quen như sau:
Trẻ từ 5 -6 tuổi hình thành 1 thói quen mất 21 ngày.
Từ 6 – 12 tuổi mất 2 – 3 tháng. Từ 12 - 18 tuổi sẽ mất khoảng 1- 2 năm.
Từ 18 tuổi trở đi sẽ mất khoảng 5 – 7 năm.
Từ 25 tuổi trở đi thì để gỡ bỏ 1 thói quen thì 10 năm 15 năm có khi không gỡ nổi nếu như bạn không quyết tâm thật sự.
Nên đừng hy vọng và đừng than rằng đến 10 năm không đột phá gì. Tự bạn đấy chứ. Rất nhiều người đã ghi chép và họ đã đột phá tuyệt vời. Còn bạn vẫn ngồi đó chờ đợi và bạn không biết vì sao. Thất bại lớn nhất là không biết lý do và không biết bắt đầu từ đâu. Không biết mình có bệnh gì. Ngày hôm nay bạn phát hiện ra mình có bệnh trì hoãn là bạn thành công lắm rồi. Nhiều người còn không biết mình bị bệnh gì. Khi thấy bản thân có vấn đề thì mới khao khát thay đổi. Nhưng nếu bạn không thấy bản thân có vấn đề, ngày nào phần con cũng chiến thắng.
Ngày nào phần con cũng bảo:
Ngày hôm nay ổn rồi. Ngày hôm nay là tuyệt vời nhất rồi. Tôi còn rất nhiều thời gian. Xin lỗi nhé nếu như chúng ta nói chúng ta không trân quý thời gian thì chúng ta còn rất ít thời gian nữa trong cuộc đời này.
Có một điều nếu bạn không nhận ra vấn đề. Người duy nhất có thể điều chỉnh, gọt giũa bạn thành công đó chính là bản thân bạn. Hôm nay dù mình nỗ lực bao nhiêu nhưng bạn không khao khát thay đổi và bạn không nghĩ đó là vấn đề của mình.
Và thấy:
Bây giờ vấn đề nguy cấp rồi đấy, nếu không cứu, không truyền là em sắp đi rồi đấy...
Thì chúng ta sẽ không bao giờ làm những điều này cả.
Bạn có tin không?
Chỉ trong lúc nguy cấp, chỉ trong lúc khốn khổ nhất chúng ta mới bắt đầu hành động. Nhiều người không rút ra được khỏi cái vỏ bọc, tại vì họ có sự an toàn. Khi chúng ta gặp nỗi đau, chúng ta mới giật mình. Khi chúng ta rơi xuống vực chúng ta mới muốn người khác giúp đỡ. Còn con người lúc nào cũng ở trong vùng an toàn. Chúng ta cần bước ra khỏi cái vùng ấy đi. Nếu đã bước ra khỏi cái vùng đấy thì lúc nào cũng có tâm thái là:
Tôi còn điều gì chưa biết? Bệnh trì hoãn của tôi đến đâu rồi?
Và hôm nay Thanh chỉ nói với bạn một điều:
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu mọi thứ là ngay bây giờ. Ngày nào cũng nói với bản thân như thế. Mặc định cuộc đời như thế. Đừng chờ sự sắp xếp, gia đình mọi thứ… Nếu bạn muốn sẽ có cách.
Nghĩ gì làm luôn đi. Tại chúng ta trì hoãn lâu rồi. Tất nhiên không thể 100% được. 1 ngày chúng ta phóng dật 250.000 suy nghĩ. Muốn nhiều thứ như thế. Nhưng chỉ tập trung làm được 1 – 2 thứ thôi. Tôi muốn dậy sớm, tập thể dục, đọc sách, thu podcast, giúp nhiều người, …. Không thể 100% nhưng từ ngày mình quyết tâm xây dựng lại cuộc đời mình thì mình thấy một điều: nói được làm được. Không quan trọng bạn biết thứ gì nhưng quan trọng bạn đã làm được gì. Vậy thì bạn đã làm được gì? Bạn làm có nghĩa là bạn không trì hoãn. Còn bạn chỉ nghĩ thôi thì là bạn đang trì hoãn đấy. Bạn nghĩ, nghĩ, nghĩ … và bạn không làm… sau đấy bạn tự chết ở trong những suy nghĩ của bạn.
Dần dần nó trở thành thói quen. Và bạn tự bao biện
Ôi, không sao, ngày mai hãy làm
Ngày kia hãy làm
Tuần sau hãy làm…
Vậy nếu bạn nghĩ sách rât quan trọng thì ngay sau khi đọc bài viết này thì hãy đọc sách đi. Nếu bạn nghĩ chia sẻ của Thanh hay, rất tốt thì ngay sau khi đọc bài này bạn hãy viết cảm nhận hoặc làm một thứ gì đó chia sẻ những kiến thức hay ho này cho ai đó đi. Chia sẻ về bài học hôm nay.
Thế thôi.
Thế là bạn đã không trì hoãn rồi. Còn bạn biết nó hay, bạn muốn chia sẻ nhưng bạn đã không chia sẻ.
Bạn biết không? Chỉ cần bạn muốn thôi, có rất nhiều cách.
Bạn có thể đăng dòng trạng thái “Bạn có muốn đánh bay sự trì hoãn không? Ngày mai tôi chia sẻ nhé”. Ngày mai dù không ai xem, bạn cũng vẫn làm. Đây chính là cách mà Thanh sẽ nói với những người bạn của mình, những người khao khát phát triển bản thân. Bạn đừng trì hoãn nữa, sau khi học được hãy nói luôn đi. Nói không cần biết hay hay không. Nói không cần biết ai cả, nói để chiến thắng bản thân mình, để đừng trì hoãn nữa.
Nếu bạn có khả năng thuyết trình, khả năng chia sẻ chúng ta sẽ đi trước người khác từ 70 – 80 năm.
Biết được giá trị của nó rồi tại sao vẫn không làm?
Biết được giá trị của nó rồi tại sao lại ghi những bài học này để đấy và không nói gì?
Như thế đơn giản là tâm huyết của mình để bạn có thể trưởng thành hơn. Tâm huyết để bạn có thể kiếm được tiền. Tâm huyết để bạn có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân. Không phải tự dưng lúc nào mình cũng nói, đôi khi muốn rơi nước mắt, đôi khi không biết làm cách nào… Thanh không thể chạm vào các bạn được nhưng Thanh rất khao khát để bạn có thể trở nên tốt đẹp hơn. Nhớ nhé, nghĩ gì làm luôn đi. Bạn đang yếu thứ gì thì tập trung phát triền nó đi.
Tối nay đọc sách đi. Đọc 2 – 3 trang cũng được. Không cần đọc 1000 trang đâu. Nhưng vì bạn trì hoãn, Cách đây vài tháng định đọc sách rồi nhưng không đọc. Khoảng 1 tuần nay cuốn sách đó gấp vào không thèm đọc. Thì ngay tối nay, bạn đọc luôn đi. Đọc bất kỳ 1 cuốn sách nào. Nếu không thể đạt mục tiêu 10 trang 1 ngày, đặt 2 trang thôi. Và bây giờ bạn sẽ lập group riêng của bạn và nói “Buổi sáng tôi sẽ chia sẻ đọc sách để cả nhà cùng dậy”. Không cần biết, ai muốn vào nhóm Thanh cũng được. Thanh sẽ đọc sách cho bạn nghe, Thanh sẽ dạy bạn học tiếng anh... Bạn làm đi, nhóm free cũng được. Chưa cần thu tiền. Nhưng bạn phải thật sự action thì Thanh mới coach cho bạn được. bạn đừng chờ có kỹ năng. Kỹ năng chờ không bao giờ có đâu. Kỹ năng là cứ làm đi làm lại trong cuộc đời này. Vậy bạn không bao giờ làm thì lấy đâu ra ạ?
Chúng ta có thể chiến thắng sự trì hoãn được. Trì hoãn là nghĩ nhưng không làm. Vậy đôi khi chúng ta có thể làm nhưng không cần nghĩ. Nghĩ làm gì. Không cần nghĩ xem là thời gian nào. Và mình đi đâu cũng mang theo một cuốn sách. Đọc được bất kỳ thời gian nào đều đọc và chia sẻ. Hãy chiến thắng sự trì hoãn của bạn. Bằng cách nhanh nhất: Hãy revew lại bài học mà bạn đã đọc được từ blog này. Tìm hết các podcast của Thanh nếu không đủ kiên nhẫn để đọc, ghi chép lại và chia sẻ đi. Bắt chước một cách chăm chỉ đi. hãy mặc định một điều là “Tôi là người có khả năng hành động mạnh mẽ” và “Thời điểm bắt đầu mọi việc tốt nhất là ngày bây giờ”. Đừng lo về giờ giấc, nếu bạn quyết định giờ nào là giờ tốt nó sẽ tốt. Kiểu gì cũng có người nghe.
Nguồn gốc của trì hoãn là những thói quen, những dấu ấn, những kỷ niệm, cách sinh hoạt và môi trường bạn đã hình thành trong quá khứ. Những dấu ấn đó sẽ hình thành nên 1 căn bênh gọi là bệnh trì hoãn.
Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau nhé!
0 nhận xét