Học thêm và những quan điểm sai lầm


 

Hello xin chào bạn !

Chào mừng bạn đã đến với: "Blog tôi viết, tôi tâm sự".

Mình là Thanh Lê, tác giả của blog này.

---------------------------------------------

Mọi người ơi, các bạn đã về trường để đi học chính thức sau nghỉ tết chưa vậy?

Thanh thì xuống rồi nè...

Tuần vừa rồi cũng bận quá nên không ra bài viết như đúng lịch được, mong mọi người thông cảm nha.

Rồi... như đã nói ở bài viết trước và postcard. Mình sẽ làm một chuỗi seri về "học thêm" cho các bạn và các em tham khảo. Đặc biệt là các em nhé - những chồi non xanh tươi.

Bài viết đầu tiên mới chỉ là cái sơ lược nhẹ về học thêm thôi.

Còn hôm nay thì mình sẽ nói về "Học thêm và những quan điểm sai lầm".

Okay... let's go.

---------------------------------------------

Nguồn: Sưu tầm
Quan điểm sai lầm thứ 1: Học thêm để điểm cao hơn


Mình rất buồn và cảm thấy có gì đó khó chịu khi nghe được câu nói này từ một em học sinh trường mình. Một phần chắc tuổi nó còn quá non để suy nghĩ hoặc là nó đã bị ai đó tiêm nhiễm vào đầu những thứ không hay như vậy.

Cá nhân mình nhận thấy cái suy nghĩ sai lầm này bắt nguồn từ chính sự không hiểu biếtbệnh thành tích của người trong cuộc.

Học thêm là để bổ túc và củng cố kiến thức là chính, còn việc để biết và khai mở nhiều kiến thức khác là mặt rộng hơn, nhưng phần lớn là ở ý đầu tiên. Bạn học là để ôn lại và luyện tập lại dưới sự giúp đỡ của thầy cô, từ đó tùy thuộc vào độ chăm chỉ, kiên trì và sự tiếp thu của bạn đến đâu để có thể cải thiện điểm của bản thân dần dần theo thời gian. Không bao giờ có chuyện đi học thêm là điểm sẽ cao hơn đâu, trừ khi gian lận hoặc hối lộ thầy cô chấm bài.

Mình nói thật đấy...

Trên báo, mạng xã hội đâu đó quanh đây, chắc hẳn bạn đã được đọc không ít các bài báo nói về thông tin cũng như là các hành động điển hình rồi. Các bạn có thể đánh từ khóa là có hẳn mấy trăm bài viết về chủ đề này.

Kể cho bạn nghe về một cái câu chuyện thật ở trường học của mình, được truyền tai nhau kể lại về một cô giáo dạy toán. Cô giáo này được đánh giá là một giáo viên dạy rất tốt, có kinh nghiệm và nhiều năm đạt được những thành tích mà ai cũng phải tán dương. Mình sẽ không nói tên cô giáo đó ở đây, cô này khi dạy học ở trên lớp lại khiến cho bao học sinh phải ngỡ ngàng và thất vọng rất nhiều. Cô giảng bài sơ sài, giảng quá nhanh khiến học sinh không theo kịp hoặc đôi khi cho học sinh về nhà tự nghiên cứu. Thế nhưng bạn biết không, cũng chính cô giáo này khi dạy thêm ở nhà thì lại là một người hoàn toàn khác, giảng dạy từ tốn, đúng trọng tâm, có những công thức hay mẹo làm bài cũng sẽ giới thiệu và thái độ đối với học sinh cũng khác hẳn trên lớp. Một cái gây sốc nữa đó là học sinh nào khi học thêm ở nhà cô, khi đi thi đều được điểm cao vì đã được ôn và làm dạng đề tóm gọn trước khi đi thi. Bảo sao chúng nó hiểu lầm là học thêm điểm lại tăng đột biến như vậy...



Đúng là dịch vụ bao giờ cũng tốt.

Chuyện như hài ý, mình cũng đã từng học cô giáo này một kỳ học trên lớp và cũng cảm nhận được điều này.



Quan điểm sai lầm thứ 2: Phải học cô giáo nào trên lớp dạy mình

Nguồn: Sưu tầm


Cái này thì mình thấy vô cùng nhiều và thật sự là không biết nói ra làm sao nữa. Bố mẹ mình hay các phụ huynh khác cũng vậy, họ luôn luôn có tư tưởng trong đầu là phải học cô giáo nào trên lớp dạy mình. Bởi họ quan niệm rằng chỉ có thầy cô đã từng dạy mình trên lớp thì người ta mới biết mình học như thế nào, yếu ở đâu, chỗ nào còn hổng để bồi dưỡng, ngoài ra còn có thể tạo được mối quan hệ thân thiết với thầy cô để lỡ có gì thì mình còn có thể nhờ cậy vào mối quan hệ đó. Và thường là các thầy cô dạy thêm mình thì sẽ không để điểm của mình dưới trung bình.

Trường hợp cô giáo dạy mình không tổ chức dạy thêm thì mình mới có cơ hội đi tìm một người thầy khác.

Như thế này thì có phải là hủy hoại hết mọi thứ rồi không?


Quan điểm sai lầm 3: Phải học thầy nào thật giỏi, giáo viên xuất sắc

Nguồn: Sưu tầm


Nối tiếp câu chuyện ở quan điểm thứ 2 thì quan điểm thứ 3 khi mà đi tìm một người thầy khác thì phải là người có tài năng xuất sắc. Câu thành ngữ "thầy nào thì trò nấy", cấu này hoàn toàn dễ hiểu thôi nó gần giống như kiểu "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Thầy giỏi thì học sinh mới giỏi và ngược lại.

Thầy xuất sắc thì phải có chuyên môn đào tạo, giảng dạy đúng phương pháp và quan trọng hơn là dạy trúng đề, ôn trúng dạng...

Tuy nhiên họ là quên rằng, không phải thầy giỏi là học sinh ắt sẽ giỏi. Tất nhiên điều thầy giỏi, chuyên môn hay cũng quan trọng nhưng hơn hết vẫn phải là từ chính bản thân mình. Nếu như học sinh này không có tinh thần tự học, không nghiên cứu bài, đi học cắp sách đến trường ngồi chép nhiệt tình nhưng đầu không hiểu gì,.... thì học nhiều cũng chẳng để làm gì.


Quan điểm sai lầm 4: Cuộc đời học sinh phải gắn liền với việc "học"

Nguồn: Sưu tầm



Ngay tiêu đề là đã thấy sai rồi đúng không?

Học là chuyện cả đời, ai cũng phải học không chỉ riêng gì học sinh.

Chính vì cái quan điểm trên mà nhiều em học sinh gần như "không có tuổi thơ". Nhìn vào cái lịch học đã phát sợ lên rồi. Ngày học 2 ca chính ở trường, 1 ca học thêm, 1 ca học ở nhà. Thế là hết ngày rồi, có khi học thông cả thứ 7, chủ nhật. Các em có thời gian ngủ đủ đã là một sự may mắn, chứ còn nói gì đến thời gian vui chơi bạn bè,...

----------------------------------------------


-> Những quan điểm trên Thanh muốn nêu ra ngay từ bài seri thứ 2, để mọi người (các bậc phụ huynh hay các em học sinh) đọc và suy nghĩ, cảm nhận hình ảnh của mình trong đó. Ở các bài viết seri như trên thì mình sẽ không nói đến vấn đề đúng hay sai, mà mình chỉ nói lên quan điểm của mình để mọi người có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. 

Mình không mong những suy nghĩ sai lầm này nó lại có ở trong bạn.

Mình mong bạn luôn là người tích cực, biết suy nghĩ và có quan điểm, lập trường đúng đắn.

Bài hôm nay đến đây thôi...

Chúc bạn có một ngày vui vẻ.

Nếu như quan tâm những chủ đề như trên thì hãy theo dõi mình để chào đón các bài viết lần sau nhé.

Một nhắc nhở nhẹ đó là nếu lười đọc quá thì còn có thể nghe postcard thu sẵn nha.

Bái bai.

Link postcard



You Might Also Like

0 nhận xét